Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Những loại rau quả có công dụng phòng ngừa ung thư

Rau quả tươi ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng, còn có tác dụng ức chế và chống ung thư (UT), bằng việc kích thích tổ chức tế bào sản sinh chất "gây nhiễu", nâng cao sức miễn dịch của người bệnh; ngăn cản tế bào UT sinh trưởng...

Cải thảo:

Chứa nhiều xơ, giúp ích cho việc phòng ngừa UT. Trong cải thảo còn chứa nguyên tố vi lượng selen và molybden cũng có tác dụng phòng chống UT.
Bắp cải:
Là loại chứa nhiều nguyên tố vi lượng molybden - chất này có tác dụng ức chế hình thành chất gây UT là nitrosamine, bắp cải cùng với bông cải, cải thảo... đã được các nhà khoa học trên thế giới liệt kê vào thực đơn chống UT.
Hẹ:
Trong y học cổ truyền, hẹ giúp ôn thận tráng dương (làm ấm thận, tăng sinh lực), giải độc. Còn y học hiện đại khám phá hẹ giúp phòng chống UT. Hẹ là chất bảo vệ tế bào rất hiệu quả, có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giảm nhẹ hay tránh gây tổn thương chức năng giữa màng tế bào và gien, từ đó bảo vệ tế bào chống lại sự xâm nhập của các chất gây UT, có tác dụng tăng cường sức miễn dịch cơ thể và sức chống UT.
Tỏi:
Thành phần tinh dầu có ích trong tỏi kích hoạt công năng nuốt của thực bào, tăng sức miễn dịch, từ đó nâng cao sức đề kháng. Tỏi ức chế sinh trưởng của vi khuẩn nitrobacterium trong dạ dày, từ đó giảm bớt sản sinh muối nitrat trong dịch vị, trong tỏi còn chứa nhiều chất chống UT như nguyên tố vi lượng selen. Việc thường xuyên dùng tỏi giúp dự phòng phát sinh UT dạ dày, UT thực quản. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học ở Mỹ qua nghiên cứu đã phát hiện trong tỏi có 3 hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào UT.
Bó xôi:
Theo y học cổ truyền, bó xôi có công dụng bổ máu, thông huyết mạch, trợ giúp tiêu hóa. Bó xôi có chứa chất kháng oxy hóa, giúp phòng chống UT. Còn nghiên cứu của Hàn Quốc phát hiện, thường ăn bó xôi giúp giảm nguy cơ mắc UT dạ dày.
Khổ qua:
Khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, chống say nắng, giải độc, sáng mắt. Nghiên cứu cho thấy, thức ăn có vị đắng (trinitrophenol) có sức tiêu diệt mạnh đối với tế bào UT, trong khổ qua còn chứa một protein giúp nâng cao sức miễn dịch, phát huy tác dụng chống UT
Ăn xà lách xoong có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư do có tác dụng tiêu diệt các hóa chất gây tổn hại cho DNA
Các nhà khoa học thuộc Đại học Ulster (Anh) đã rút ra kết luận kể trên sau khi nghiên cứu trên hai nhóm người.
Một nhóm dùng thêm 90 gr cải xoong trong chế độ ăn hằng ngày và nhóm còn lại không dùng rau cải xoong. Sau 8 tuần, các chuyên gia xét nghiệm máu của những người tham gia. Kết quả cho thấy nhóm dùng cải xoong có hàm lượng chất chống ô-xy hóa cao và hàm lượng hóa chất gây hại cho DNA thấp, từ đó giúp giảm nguy cơ bị ung thư.
Các nhà khoa học tại Đại học Granada (Tây Ban Nha) đã phát hiện ra chất chiết xuất từ quả ô-liu có thể giúp ngừa ung thư.
Một hợp chất tên là a-xít maslinic có trong quả ô-liu có thể giúp kiểm soát quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư và ngăn chặn chúng xuất hiện. Không giống như những chất chống chất sinh ung thư khác, a-xít maslinic là một hợp chất tự nhiên nên ít gây độc hại hơn.
Theo Hãng tin ANI, các chuyên gia chỉ mới thử nghiệm công dụng trị bệnh của chất a-xít maslinic trong việc điều trị ung thư ruột kết nhưng họ cho rằng nó cũng có tác dụng tương tự với nhiều loại khối u khác.
Quả Ô liu
Các nhà khoa học tại Đại học Granada (Tây Ban Nha) đã phát hiện ra chất chiết xuất từ quả ô-liu có thể giúp ngừa ung thư.Một hợp chất tên là a-xít maslinic có trong quả ô-liu có thể giúp kiểm soát quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư và ngăn chặn chúng xuất hiện. Không giống như những chất chống chất sinh ung thư khác, a-xít maslinic là một hợp chất tự nhiên nên ít gây độc hại hơn.
Theo Hãng tin ANI, các chuyên gia chỉ mới thử nghiệm công dụng trị bệnh của chất a-xít maslinic trong việc điều trị ung thư ruột kết nhưng họ cho rằng nó cũng có tác dụng tương tự với nhiều loại khối u khác.

Ung thư là một trong những căn bệnh gây tử vong hầu đầu với tỉ lệ tử vong lên tới 95% sau 2 năm phát bệnh ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây này cho thấy, một chế độ ăn giàu ngũ cốc như bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt và các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc khác sẽ giảm thiểu được nguy cơ phát triển các khối u ác tính.
Một nghiên cứu với hơn 2.000 người tham gia đã cho thấy rất rõ mối liên quan giữa thói quen ăn ngũ cốc với sự tiến triển của các khối u ác tính ở tuyến tụy.
Nhóm ngũ cốc nguyên chất bao gồm:
- Gạo lứt tẻ
- Gạo lứt nếp
- Bánh mì lát làm bằng bột lúa mì nguyên chất (whole wheat), bột mì nguyên chất (whole flour).
- Yến mạch xay
- Hạt kê
- Lúa mạch.

Những người ăn ít nhất 2 khẩu phần ngũ cốc mỗi ngày, tương đương với 1 chén cháo gạo lứt hoặc cháo yến mạch, hoặc 2 lát bánh mỳ sẽ giảm tới 40% nguy cơ bệnh so với những người ăn ít hơn 1 khẩu phần.
Nghiên cứu của trường ĐH California, San Francisco này cũng lưu ý rằng những người ăn nhiều hơn 26,5g chất xơ mỗi ngày sẽ ít có nguy cơ ung thư tuyến tụy hơn 35% so với những người ăn dưới 15,6g chất xơ mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Điều này cho thấy, khác với một số bệnh ung thư, chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nguy cơ ung thư tuyến tụy. Một chế độ ăn giàu ngũ cốc không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch mà nó cũng giúp ngăn ngừa sự phát tác chết người của các khối u ác tính”.
Tuy nhiên, ăn nhiều ngũ cốc tinh chế và có vị ngọt chẳng hạn như các loại bánh rán mỗi tuần lại làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
TS June Chan, trưởng nhóm nghiên cứu nhấn mạnh: “Từ kết quả nghiên cứu này đã củng cố giả thuyết ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám và các chất xơ tốt hơn là ăn các loại tinh bột có đường trong việc phòng ngừa ung thư tuyến tụy".

Ăn thường xuyên quả mâm xôi có thể ngăn ngừa ung thư thực quản phát triển
Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Ohio (Mỹ) sau khi theo dõi tác dụng của quả mâm xôi đối với những bệnh nhân mắc chứng esophagus Barrett, tình trạng có thể chuyển sang bệnh ung thư thực quản. Theo đó, các bệnh nhân nữ được ăn 32gr quả mâm xôi khô đông lạnh/người và khẩu phần cho các bệnh nhân nam là 45gr/người mỗi ngày trong 6 tháng. Các nhà khoa học đã đo nồng độ 2 hợp chất 8-isoprostane và GSTpi, dấu hiệu cho thấy tiến trình chuyển sang ung thư có diễn ra trong cơ thể hay không. Kết quả cho thấy chiết xuất từ quả mâm xôi giảm sự hủy hoại tế bào và làm dịu đi tình trạng ô-xy hóa tại thực quản, từ đó ngăn ngừa khả năng ung thư, theo Reuters dẫn lại.
Vỏ quýt có thể giúp ngừa một số loại ung thư
Theo Hãng tin Reuters, đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Y Dược Leicester (Anh).
Một hợp chất chứa trong vỏ quýt tên là Salvestrol Q40 có tác dụng tiêu hủy các tế bào ung thư ở người, vốn chứa một loại enzyme mang tên P450 CYP1B1. Phát hiện này mở ra một triển vọng sớm tìm ra các phương pháp hữu hiệu chữa trị các bệnh ung thư như ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt và buồng trứng.



Nước lựu ép có thể là một thứ "vũ khí" hữu hiệu trong việc chống ung thư tiền liệt tuyến.

Theo Báo The New York Times, các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) đã rút ra kết luận sau khi cho khoảng 50 nam giới bị ung thư uống nước quả Lựu.
Nam giới tham gia nghiên cứu đã được khuyên uống mỗi ngày một ly nước lựu ép khoảng 230 ml. Kết quả cho thấy bệnh tình của họ đã thuyên giảm đáng kể. Theo các chuyên gia, có thể nước lựu ép đã có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư tiền liệt tuyến.



Một số hoa quả như càrốt, cà chua có những tính năng kỳ lạ - ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư phổi. Sau 12 năm theo dõi hàng nghìn người với chế độ ăn uống khác nhau, các bác sĩ của Trường ĐH Y khoa Harvard ở Boston (Mỹ) đã đưa ra lời khẳng định trên



Qua phân tích cho thấy: Trong càrốt chứa nhiều chất alpha - carotene và cà chua chứa nhiều lycopen. Các chất đó vào cơ thể qua thức ăn sẽ trở thành các hoạt chất carotenoids có tính năng như chất chống oxy hoá và góp phần triệt tiêu các phần tố tự do (FR) gây nguyên nhân huỷ hoại DNA của các tế bào. Sự tác động của các chất FR về lâu dài dẫn tới việc phát triển tốc độ lão hoá của tế bào và gây ra hàng loạt chứng bệnh nan y như ung thư.
Các thí nghiệm cho thấy sử dụng thường xuyên càrốt và cà chua ở dạng tươi đã ngăn ngừa hết sức có hiệu quả căn bệnh ung thư phổi. Thậm chí, những người nghiện thuốc thường xuyên ăn càrốt sống có tỷ lệ ung thư phổi thấp hơn 63% so với người nghiện nhưng không ăn loại quả này. Như vậy so với alpha-carotene, lycopene trong càrốt có vai trò quan trọng và tối ưu hơn trong việc ngăn ngừa ung thư phổi, bởi nó không dễ bị phân huỷ như các carotenoid khác và có khả năng hoá giải cao hơn đối với FR.
Uống hai tách trà một ngày có thể giảm nguy cơ ung thư da
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Dartmouth ở New Hampshire (Anh) so sánh thói quen uống trà của 1.400 người có bệnh ung thư da và 700 người không mắc bệnh này. Cuộc nghiên cứu cho rằng các hóa chất trong trà có tác dụng bảo vệ da.
Các nhà khoa học đã phỏng vấn những người mắc ung thư da, cùng với nhóm người mạnh khỏe, tuổi từ 25-74, về chế độ ăn uống, lối sống và thói quen uống trà xanh và trà đen của họ. Cả hai loại trà đều có nhiều chất chống ôxy hóa mà các nghiên cứu với động vật cho thấy có khả năng ngăn ngừa việc phát triển tế bào ung thư.
Ánh nắng mặt trời là một yếu tố góp phần gây ra khoảng 90% các trường hợp mắc ung thư da. Các chuyên gia ung thư Anh cảnh báo rằng cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư da là bảo vệ da.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu y khoa Cedars-Sinai (Mỹ) đã đi đến kết luận trên sau khi tiến hành thử nghiệm trên những con chuột đã được cấy các tế bào ung thư của người.
Những con chuột này được cho uống chiết xuất từ ớt 3 lần/tuần, mỗi lần 400 mg, tức tương đương 3-8 quả ớt tươi. Liệu pháp này đã giúp bệnh tình ở chuột thuyên giảm. Lý do là ớt có thể làm các tế bào ung thư tuyến tiền liệt dần dần tự hủy hoại. Ngoài ra, nó cũng làm chậm quá trình phát triển khối u ở tuyến tiền liệt. Giới chuyên môn cho rằng phát hiện này hứa hẹn khả năng tạo ra loại dược phẩm lấy chiết xuất từ ớt để chữa trị cho những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.
Theo các nhà nghiên cứu Israel, những cuộc thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy nấm linh chi tác động trực tiếp lên các tế bào ung thư
Nấm linh chi có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt, một trong những căn bệnh đáng sợ nhất của giới mày râu. Theo AFP, các nhà khoa học thuộc Đại học Haifa (Israel) cho biết họ đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (có tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn chặn một số cơ chế liên quan đến tiến trình phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo các nhà nghiên cứu Israel, những cuộc thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy nấm linh chi tác động trực tiếp lên các tế bào ung thư .
Chỉ cần ăn 2-3 bữa các loại rau cải mỗi tuần, bạn có thể an tâm tránh xa căn bệnh ung thư ruột kết.
Nguyên nhân là vì trong quá trình chế biến, những loại rau này sản sinh một chất đặc biệt gọi tắt là AITC, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
AITC thực chất là một sản phẩm của quá trình phá vỡ hợp chất sinigrin trong các loại rau họ cải như mù tạc, bắp cải, súp lơ, củ cải Thuỵ Điển, cải xoăn, wassabi... AITC xuất hiện khi cắt, chế biến và tiêu hóa rau. Theo các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Thực phẩm Anh, ngoài khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư ruột kết, AITC còn có thể ngăn chặn sự xâm lấn của khối u.
Kết quả nghiên cứu được tuyên bố đúng vào thời điểm Quỹ Ung thư Thế giới (WCRF) thông báo kế hoạch triển khai một nghiên cứu quy mô nhất từ trước tới nay về chế độ dinh dưỡng và căn bệnh ung thư. Trong đó, các nhà khoa học trên toàn cầu sẽ được giao nhiệm vụ tìm hiểu hơn 10.000 công trình liên quan, nhằm thiết lập một hướng dẫn tổng hợp, cụ thể và đáng tin cậy về loại thực phẩm nào con người cần ăn để chống ung thư. Nghiên cứu dự kiến sẽ được công bố vào năm 2006.
Cho đến thời điểm này, nội dung nghiên cứu đã được phân bổ về một số viện nghiên cứu và đại học, trong đó các đại học ở Leeds và Bristol (Anh) sẽ chịu trách nhiệm đối chiếu thông tin về các loại ung thư tuyến tuỵ, dạ dày, bàng quang, tuyến tiền liệt và thận. Ở Mỹ, Đại học bang Pennsylvania sẽ tìm hiểu sâu về ung thư miệng và vòm họng, Đại học Johns Hopkins sẽ tập trung nghiên cứu về ung thư phổi và họng trên, Trường Kaiser Permanente sẽ nhận đề tài về ung thư tử cung. Tại Hà Lan sẽ là ung thư ruột kết, trực tràng, gan và túi mật; còn Viện Ung thư Italy sẽ tìm hiểu ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung.
Giáo sư Martin Wiseman, giám đốc dự án và cố vấn khoa học - y tế của WCRF, cho biết: "Bất cứ khi nào xuất hiện một nghiên cứu mới liên quan đến dinh dưỡng và ung thư, chúng sẽ hoặc là đối lập, hoặc là phức tạp hóa các kết quả trước đó. Hậu quả là người dân rất dễ bị rối, nhầm lẫn, thậm chí hoảng loạn. Đó là lý do vì sao cần phải tiến hành một công trình nghiên cứu tổng hợp, nhằm cung cấp những lời khuyên đáng tin cậy nhất dựa trên cơ sở khoa học. Nó sẽ làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm và giải toả mọi nghi ngờ về dinh dưỡng và căn bệnh ung thư từ trước tới nay".

Thịt xá xíu


Nguyên liệu:
- 1 gói gia vị làm xá xíu (50g) – nhãn hiệu Lobo của Thái lan, 1 gói có 2 gói nhỏ, mỗi gói nặng 50g.
- 600g thịt ba chỉ/mông
- 100ml nước
Cách làm:
Hòa tan gói gia vị vào trong nước.
Cho thịt vào ướp vài giờ cho ngấm. Đậy kín, để trong tủ lạnh.
Cách 1: Cho thịt vào nồi có nắp đậy, “luộc” thịt cho chín trong nước ướp gia vị xá xíu. Khi thịt chín, mở nắp, vặn lửa lớn hơn, liên tục trở miếng thịt trong khi nước cạn dần.
Cách 2: Cho thịt vào khay nướng. Vặn lò 250 độ, nướng đến khi thịt chín. Mỗi 15-20′ trở mặt miếng thịt một lần.
Xá xíu có thể thái mỏng ăn với cơm, kèm dưa chua hoặc có thể dùng trong các món mỳ, nhất là mỳ hoành thánh.

Cá thác lác hấp cải xanh



Nguyên liệu:

100g cá thác lác, 50g cải xanh, 20g hành lá, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa súp dầu ăn.
Cách làm:

Cá thác lác quết dai, nêm vào 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, quết lại lần nữa cho thấm đều gia vị. Cán cá thành từng miếng mỏng, chiên sơ, cắt khúc vừa ăn.

Cải xanh cắt gốc, rửa sạch. Hành lá cắt bỏ phần gốc, luộc sơ. Trải lá cải xanh lên thớt, cho cá vào cuộn tròn, dùng cọng hành cột ngang cuốn cải. Cho cá vào nồi hấp chín. Cho cá ra đĩa, ăn kèm với tương ớt.

Mách nhỏ:

Để quết cá thác lác không bị dính, nên thấm muỗng quết vào nước muối loãng và quết thật đều tay để cá được dai.

Thực đơn cho người tiểu đường

Tiểu đường đứng hàng thứ năm về nguyên nhân gây tử vong và hàng thứ ba về mặt biến chứng. Chế độ ăn đúng là cách điều trị hiệu quả đối với căn bệnh này.
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hoá đường: cơ thể mất khả năng tích luỹ gluco (đường) dưới thể glycogen, đường sẽ tăng trong máu và bài tiết ra nước tiểu. Người TĐ có 3 triệu chứng lâm sàng là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và 2 dấu hiệu hoá sinh là tăng gluco huyết, tăng gluco niệu. Y học cổ truyền gọi tiểu đường là bệnh tiêu khát. Thường chia làm 3 thể: Thể phế nhiệt ở thượng tiêu, chủ yếu là uống nhiều, tiểu nhiều; Thể vị nhiệt ở trung tiêu chủ yếu là ăn nhiều, gầy, đại tiện táo; Thể thận hư ở hạ tiêu, chủ yếu là tiểu nhiều lần, nước tiểu nhiều. Cả 3 thể có chung đặc điểm là âm hư, táo nhiệt.

5 khuyến cáo về dinh dưỡng

Nên từ bỏ các thói quen bất lợi như hút thuốc,...

Đối với bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh. Trước đây từng diễn ra tranh luận kéo dài hàng thế kỷ về chế độ ăn uống cho người tiểu đường. Ngày nay dưới ánh sáng của tiến bộ khoa học và công nghệ người ta đã đi đến thống nhất về chế độ dinh dưỡng và ăn uống với người tiểu đường.

- Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn thích hợp có chọn lọc nhưng bảo đảm được cuộc sống bình thường.

- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cần và đủ. Người gầy cần phải tăng cân, người béo cần phải giảm cân.

- Chia bữa ăn hợp lý và ăn phụ để bảo đảm nhu cầu về năng lượng: ba bữa chính, 1-3 bữa phụ (ăn nhẹ).

- Bỏ dần các thói quen bất lợi như thích ăn đồ ngọt, món ăn xào, rán béo ngậy, nghiện rượu, hút thuốc.

- Về tỷ lệ chung các thành phần thức ăn nên giàu cacbon hydrat phức hợp và chất xơ, hạn chế mỡ và cholesterol.

Thực đơn các bài thuốc đơn giản

Bài 1: Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 cái, cho nước vào sắc đặc, uống làm vài lần.

Bài 2: Cọng rau muống 60g, râu ngô 30g rửa sạch, cho cả vào nước sắc lấy nước uống.

Bài 3: Thịt dê 250g, phổi dê 1 bộ, rửa sạch, cho nước vào nấu, uống canh.

Bài 4: Rau cần 500g, rửa sạch, giã nát, lấy vải màn sạch vắt lấy nước, nấu sôi, uống ngày 2 lần.

Bài 5: Tuỵ lợn 1 cái, 3 quả trứng gà, rau chân vịt 60g. Tuỵ lợn rửa sạch, thái miếng mỏng, nấu chín (không cho muối). Sau đó cho trứng gà, rau chân vịt vào ăn, ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn 1 lần.

Mướp đắng chứa hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết rõ rệt

Bài 6: Cà chua 20g, vỏ dưa hấu 15g, vỏ bí xanh 15g, bột qua lâu (phấn hoa) 15g, cho vào nấu nước uống.

Bài 7: Hải sâm 1 con, trứng gà 1 quả, tuỵ lợn 1 cái. Nấu chín, chấm xì dầu ăn, cách nhật ăn 1 thang.

Bài 8: Sinh tố tổng hợp: ớt ngọt xanh 1 quả, mướp đắng 1/2 quả, dưa chuột 1 quả, rau cần vài cọng. Rửa sạch các loại rau trên, xắt đoạn. Cho rau vào máy xay, xay thành nước sinh tố. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều sẽ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.

Bài 9: Lá khoai lang 50g, bí đao 200g, hành, bột gừng mỗi thứ một ít, muối, mì chính vừa đủ. Lá khoai lang rửa sạch, ngắt bỏ cuống, thái nhỏ. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Cho bí đao vào đảo qua dầu, thêm ít nước, tra hành, gừng, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Cho lá khoai vào nấu chín, nêm muối, mì chính. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết.

Bài 10: Đậu Hà Lan 180g, đại mạch 180g, đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo. Thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Loại cháo này có thể dùng thay cơm đối với bệnh nhân tiểu đường.

Bài 11: Mướp đắng hầm đậu phụ: Mướp đắng 200g, đậu phụ 180g, hành, muối, xì dầu mỗi thứ một ít. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, thái lát. Cho dầu xào chín, tra muối, xì dầu, hành. Đổ nước vừa đủ, cho đậu phụ vào cùng nấu chín. Mướp đắng chứa hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết rõ rệt. 

Thịt kho củ cải


Món thịt kho củ cải đơn giản, dễ làm và rất ngon miệng. Bữa cơm hôm nay chắc chắn sẽ được cả gia đình bạn đều thích .
Nguyên liệu:
300 gr thịt ba chỉ
0,5 kg củ cải
Hành tím
Đường, hạt nêm, nước mắm, gia vị, dầu ăn, hạt tiêu
Cách làm:
Thịt ba chỉ làm sạch, cắt miếng hơi to.
Ướp thịt với hành tím, hạt tiêu, gia vị, đường, nước mắm cho thấm đều. Cho dầu ăn vào chảo, rán sơ, hơi vàng là được.
Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc, chẻ làm tư.
Cho nước hơi ngập thịt, đun sôi, hớt bọt, rồi để nhỏ lửa. Cho củ cải vào kho cùng cho đến khi nước còn một ít là được. Nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Cho ra đĩa, dùng nóng.

Cơm trộn yêu thương


.........................................................................................................................................................................................................................................................
Cơm trộn (tên nguyên gốc là bibimbap) là một món ăn phổ biến và đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc. Cơm trộn được chú ý trước hết bởi nghệ thuật pha trộn màu sắc: màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của rau, màu nâu của thịt… Sự pha trộn này đã tạo ra cái tên “cơm trộn”. Hiện nay, món cơm trộn đã thay đổi nhiều so với cơm trộn cổ truyền để có thể thích hợp với tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng cho người Hàn Quốc. Khi nấu, món này được đựng trong nồi cơm nóng hoặc trong tô bằng đá để giữ nhiệt. Một tô cơm trộn có ít nhất từ 6 đến 7 món trở lên. Việc sử dụng các thành phần này như thế nào phụ thuộc vào công thức riêng của từng nhà hàng. Người đầu bếp giỏi sẽ biết cách phối hợp giữa các nguyên liệu để không những kết hợp được mùi vị mà còn kết hợp cả màu sắc trong món ăn.
Cơm trộn là một trong những món đại diện cho nền ẩm thực của Hàn Quốc, được biết đến ở nước này từ thế kỷ thứ 20, có nguồn gốc tại vùng Jeonju thuộc tỉnh Jeolla (tây nam Hàn Quốc). Từ đó đến nay, món ăn này ngày càng phổ biến trong các nhà hàng của Hàn Quốc. Trong các gia đình, cơm trộn được xem là một món ăn chính vì cách làm món này đơn giản, đem lại nguồn dinh dưỡng khá cao cho cơ thể. Trên các chuyến bay đến Hàn Quốc hoặc từ Hàn Quốc đến các quốc gia khác, bạn cũng có thể được phục vụ món ăn dân tộc này.
Cơm trộn Bibimbap cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết

Cách làm món cơm trộn

* Nguyên liệu:
4 bát cơm, 150g thịt bò, 150g cá thịt trắng, 3 cái nấm đông cô (nấm mỡ), 100g giá đỗ tương, dưa chuột, 2 quả trứng, 2 thìa to tỏi băm nhỏ, 1 thìa muối vừng, một chút muối và bột tiêu, 3 thìa to bột mì, 1 quả trứng.

* Cách làm:
1. Dưa chuột thái làm đôi, sau đó thái chéo, ngâm nước muối sau đó vắt hết nước, trộn gia vị rồi xào.
2. Giá đỗ tương nhặt bỏ phần đuôi, sau đó vớt ra và trần qua.
3. Nấm sau khi ngâm nước thì vớt ra, cắt bỏ phần chân nấm còn lại thái mỏng, thịt cũng thái mỏng. Rồi trộn đều lượng gia vị đã chuẩn bị, sau đó xào lên.
4. Cá sau khi ướp với muối và bột tiêu, tẩm bột mì, trứng, nước và rán lên, sau đó thái độ to vừa miệng ăn.
5. Cho nguyên liệu chuẩn bị ở phần đầu vào nồi, dùng đũa tre đảo, xào đều lên.
6. Múc cơm ra bát, bày cá tẩm bột, nấm đông cô, thịt bò, giá đỗ tương. Dưa chuột đặt lên trên cơm, và chuẩn bị sẵn cả tương ớt để lên trên cùng.

Gỏi thốt nốt dừa Nam Bộ



Nguyên liệu
100g thốt nốt cắt sợi. 100g dừa nước non mềm cắt sợi. Cà rốt củ cắt sợi. 1 trái ớt dừng lạng mỏng cắt sợi. 50gr khô bò xé sợi. 60gr khô mực xé sợi. 4 con tôm sú luộc chín chẻ sợi; rau thơm thái nhuyễn. 6 cái bánh phồng tôm. 2 muỗng nước mắm gỏi. 4 thìa đường. 1 trái chanh. 1 muỗng cà phê ớt bằm. 1 muỗng cà phê tỏi bằm.
Chế biến
Xếp các loại nguyên liệu trên ra đĩa, giữa đĩa đặt chén mắm gỏi. Khi ăn rưới chén nước mắm vào và trộn đều tất cả. Ăn kèm bánh phồng tôm.

Cuối tuần hãy cùng nhau vào bếp nào


Cuối tuần, không gì vui bằng ... ăn những món ngon từ bàn tay chế biến của người phụ nữ trong gia đình. Dưới đây là những món ăn lạ miệng, dễ làm .
Gà nhồi đặc biệt
Nguyên liệu
1 con gà da dày để rút xương (gà ta lớn). 1/2 kg nếp thơm. 100gr tôm khô. 1 cặp lạp xưởng. 100gr thịt nạc lưng. Mỡ nước. 1 củ hành to. Tiêu. Muối. Bột ngọt. 1 muỗng súp mật ong. 4 muỗng súp bột mì.
Chế biến
Gà làm sạch, mổ phía dưới bụng lấy bộ lòng ra và rút xương. Lạp xưởng: nướng chín, xắt hạt lựu. Thịt nạc + lòng gà: xắt hạt lựu. Tôm khô: rửa sạch, để ráo. Bắc chảo mỡ nóng, phi hành tỏi cho thơm, cho củ hành xắt hạt lựu vào xào, cho tiếp lòng gà + thịt nạc + tôm khô vào xào. Nêm gia vị cho vừa ăn, nhắc xuống trộn lạp xưởng vào.

Gạo nếp: Vo sạch, nấu xôi với chút muối. Trộn hỗn hợp: xôi + lạp xưởng + tôm khô + lòng gà + thịt nạc + 1 chút bột ngọt. Nêm vừa ăn. Dồn nhân vào gà đã rút xương, dùng kim chỉ khâu kín bụng gà lại. Đem gà hấp chín. Lăn gà vào bột mì khô đều con gà. Bắc chảo thật nhiều dầu phi hành tỏi cho thơm chiên gà lại thật vàng.
Đặt gà lên đĩa hình bầu dục, dùng dao xắt khoanh gà nhưng vẫn sắp nối tiếp các khoanh gà lại để giữ nguyên hình dạng con gà. Xung quanh đĩa có thể lót xà lách phía dưới và sắp xen kẽ dưa kiệu chua + cà rốt để trang trí.
Đậu hũ cay xốt bồ tiêu
Nguyên liệu
Đậu hũ: 1 vỉ. Thịt nạc dăm xay 200gr. Gia vị: 1/2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh rượu trắng. Dầu mè đen 2 muỗng cà phê. Tỏi bằm 1 muỗng cà phê. Ớt bột 1muỗng cà phê. Hoa tiêu hạt 1 muỗng cà phê. Bột năng 1muỗng cà phê (có thể thay bằng bột bắp). Nước dùng 1 chén con (chén nước chấm). Hành lá xắt nhuyễn 1 muỗng canh.
Chế biến
Đậu hũ xắt miếng vuông quân cờ (khoảng 1cm), trụng qua nước sôi có hành gừng cho thơm.. Thịt nạc xay ướp gia vị, để 15 phút cho thấm. Chảo nóng cho dầu mè vào, dầu nóng cho hoa tiêu vào phi vàng, vớt bỏ xác hoa tiêu.
Cho tiếp tỏi, ớt bột vào phi thơm, cho thịt vào xào chín, nêm vừa ăn, cho chén nước dùng vào thịt xào, khuấy đầu. Cho đậu hủ vào trộn đều, để vài phít cho đậu hũ thấm đều gia vị. Pha bột năng vào 2 muỗng canh nước lạnh, cho vào chảo đậu hủ, trộn đều cho nước xốt hơi sệt, rắc hành lá, nhắc xuống.

Làm sườn nướng mềm hơn

Món sườn nướng được nhiều người ưa thích nhưng không phải ai cũng biết cách làm cho thịt sườn được mềm, ăn không bị khô. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích nếu bạn muốn làm món sườn nướng ngon.

Sườn nướng muốn ngon có thể có nhiều cách, nhưng trước hết không ướp sườn với muối, chỉ ướp nước tương hoặc chút nước thơm và nước mắm.
Khi ướp sườn, nhất thiết phải có chút mật ong, chút nước cốt chanh và một ít dầu ăn, để thấm từ 2-3 tiếng.

Khi nướng, không ấn miếng thịt mà phải để cho thịt chín tự nhiên và thường xuyên phết nước ướp lên sườn, tránh trở nhiều lần.
Ngòai ra còn có kỹ thuật nướng hai lần. Lần đầu nướng sơ rồi cho trở lại vào nước ướp, thỉnh thoảng trở cho sườn thấm. Khi gần ăn mới lấy ra nướng lại cho sườn chín hẳn.
Trong khi nướng chỉ nên để lửa nhỏ vừa, chú ý là khi nướng thịt thì phải trở đều các mặt và thoa thêm chút ít dầu ăn ở mỗi bên thịt để thịt không bị khô .
Tùy ý chọn loại thịt sườn cốt lết có cả phần xương hay nạc thăn lưng, sử dụng miếng thịt nguyên bản lớn để được ngon, cắt ngang thịt thành lát mỏng khoảng 1, 5 cm. cho dễ nướng chín đều.
Nếu bạn có thời gian chuẩn bị hãy dùng mỡ động vật như mỡ nước thắng ra từ mỡ gà, để thay cho dầu thực vật hoặc mỡ heo, để ướp sườn heo là “độc chiêu” của một hàng cơm tấm nổi danh kia đấy.

Thịt bò xào mè

Với món thịt bò quen thuộc. Món thịt bò xào mè này đơn giản, rất dễ làm mà ăn với cơm lại rất ngon!

Nguyên liệu:
Thịt bò 300 gr
Ớt chuông đỏ 1 quả
Hành tây 1 củ nhỏMè 5 gr (bạn có thể chọn mè đen hoặc trắng đều được)
Hạt tiêu

Dầu hào
Bột nêm

Dầu ăn


Cách làm:


Thái thịt bò thành từng miếng vuông, cho vào bát ướp với chút xíu hạt nêm , hạt tiêu, 1 thìa dầu hào.
Ớt chuông bổ đôi, bỏ ruột và hạt, cắt miếng vuông. Hành tây cũng cắt vuông như ớt


Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho thịt bò vào xào độ 1 phút.

Đảo liên tục để thịt chín đều các mặt

Đun thêm 1 phút nữa rồi cho hành tây, ớt chuông vào

Cho thêm 1 thìa dầu hào rồi cho mè trộn đều. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.


Cho ra đĩa ăn nóng

Trộn với cơm trắng rất ngon

Đùi Gà nướng

Món gà nướng bao giờ cũng hấp dẫn bởi lớp da giòn, thịt mềm, thơm ngon. Một chút muối ớt, mật ong, bơ, sẽ làm món gà nướng quen thuộc trở nên lạ miệng và ngon hơn.

Nguyên liệu:
- 1 miếng đùi gà góc tư
- 1 muỗng canh bơ
- 1 muỗng canh muối ớt
- 1 muỗng canh mật ong
- 150g hành tây tím
- 250g bắp cải tim
- 150g rau răm
- 1 trái ớt sừng đỏ, lá rau húng trang trí.
Thực hiện:
- Đùi gà rửa sạch, thấm khô, dùng tăm xăm đều thịt gà, sau đó xát muối ớt lên mặt trong và ngoài, để khoảng 3 giờ cho ngấm gia vị .
- Hành tây tím bóc vỏ, rửa, bào sợi, ướp dấm và đường 15 phút, vắt ráo, gỡ rời cho vào tủ lạnh.
- Bắp cải tim bào sợi, rửa, vẩy ráo, cho vào tủ lạnh.
- Rau răm nhặt, rửa để ráo.
- Ớt sừng rửa, bỏ cuống và hạt, bào sợi.
- Làm nóng lò 5 phút, quết bơ và mật ong lên miếng gà, cho vào lò nướng vàng.
- Trộn đều bắp cải tím + hành tây + ớt sừng.
- Trải rau răm trong lòng đĩa, đặt miếng đùi gà nướng lên trên, trải hỗn hợp rau bắp cải, hành tây ớt sừng viền quanh miến gà.
Trang trí lá rau húng. Dọn với tương ớt.

Chả lươn nướng

Lươn vừa thơm ngon vừa có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường dương khí, giúp máu huyết lưu thông, giảm trừ phong thấp, đau nhức xương sống, chữa bệnh suy dinh dưỡng…Dưới đây là cách làm món ăn này.

Nguyên liệu:
- Lươn béo: 0,500 kg
- Nghệ: 0,020 kg
- Mỡ phần: 0,200 kg
- Riềng: 0,020 kg
- Mỡ nước: 0,020 kg
- Tỏi khô: 0,010 kg
- Đường: 0,020 kg
- Mẻ: 0,030 kg
- Rau xà lách: 0,300 kg
- Lá chanh to: 20 lá
- Nước mắm, muối, chanh, ớt, hạt tiêu, rau thơm, lá hẹ, lá lốt.
Cách làm:
- Riềng nghệ gọt rửa sạch, giã nhỏ mịn. Tỏi bóc vỏ, đập giập, băm nhỏ. Lá chanh thái chỉ. Rau thơm, xà lách, lá lốt, lá hẹ nhặt rửa sạch, để ráo.
- Mẻ hòa vào ít nước, lọc lấy nước đặc.
- Lươn làm sạch, lạng lấy thịt, thái miếng bằng nửa bao diêm, rắc ít muối, tỏi, riềng, nghệ (đã giã) bóp kỹ, ướp 15 phút. Tiếp đó cho nước mẻ, đường, nước mắm vào trộn đều ướp thêm 15 phút nữa.
- Mỡ phần rửa sạch, thái miếng mỏng.
- Xếp các miếng lươn đã tẩm ướp lên vỉ lưới thép (hay cặp bằng que tre tươi), rắc lá chanh, hạt tiêu và đặt các miếng mỡ phần vào giữa, úp thêm các miếng lươn lên trên. Cặp vỉ lại đem nướng trên than hoa cho các miếng lươn chín vàng. Khi nướng thỉnh thoảng bôi mỡ nước lên thịt lươn, trở đều cho thật chín kỹ, bóng mỡ và thơm. Nướng xong gỡ chả lươn ra đĩa, ăn nóng chấm nước mắm pha đường, chanh, ớt, tỏi vừa chua vừa ngọt. Ăn kèm với rau xà lách, rau thơm, lá hẹ, lá lốt non.
Yêu cầu thành phẩm:
Chả lươn ngấm đậm gia vị, nướng chín vàng, thơm ngon

Thịt lợn sốt barbecue

Thịt lợn sốt barbecue
Nguyên liệu:
- 300 gr thịt thăn lợn (cắt thành miếng to bản)
- 1 củ hành tây
- Ngũ vị hương
- Sốt barbecue
- 1/2 lon bia
- Muối, hạt tiêu, đường, hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm:
Thịt rửa sạch, cắt miếng to bản, ướp thịt với hạt tiêu, ngũ vị hương, chút đường, muối khoảng 20 phút.
Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
Cho ít dầu vào chảo, rán thịt cho đến khi chín vừa.
Làm sốt: Cho bia vào nồi, cho thêm sốt barbecue, khuấy đều tay khoảng 5 phút.
Cho thịt, hành tây vào nồi, đun chín là được.
Cho ra đĩa, dùng nóng.

Miến trộn tôm thịt


Món miến xào này rất đậm đà, dễ ăn, tôm thịt rau củ đầy đủ cả.
Nguyên liệu:
- 150-200g miến khô
- 10-12 con tôm sú to, bóc vỏ, rút sợi, xẻ đôi
- 100g thịt lợn xay
- 10 cái nấm hương, ngâm mềm, cắt đôi
- 5-6 cây cải thìa, rửa sạch, để nguyên cây
- 50g quả đậu Hà Lan, thái sợi dọc
- 1 củ hành tím, thái nhỏ
- 1 mẩu gừng, thái chỉ
- mắm, tiêu, bột nêm
- dầu ăn
Cách làm:
- Miến ngâm nở hoặc trần nhanh trong nước sôi, đổ ra để ráo.
- Ướp tôm và thịt với mắm, tiêu và 1 nửa hành gừng. Trong lúc đó thì chuẩn bị các loại rau khác. Cải thìa và quả đậu trần qua nước sôi.
- Làm nóng dầu ăn trên chảo lớn, cho hành gừng vào phi thơm, bỏ tôm và thịt vào xào đều cho tôm và thịt vừa chín thì gắp bỏ ra.
- Thêm chút dầu ăn nữa vào chảo, cho nấm hương, cải thìa, quả đậu và miến vào chảo. Cho bột nêm, đảo đều. Khi miến sắp chín đạt độ ngon (miến không nhũn nát nhưng không còn cứng, ăn có cảm giác dai mềm) thì cho tôm và thịt trở lại chảo, đảo đều.
- Món miến này có thể ăn kèm thêm với tương ớt và rau xà lách.

Đậu Rồng

Đậu rồng sốt ngô trứng
Nguyên liệu:
300g đậu rồng, 500g cá thu, 2 quả trứng gà, 50g hẹ, 1/4 bát nước dùng, 3 thìa súp bột rán xù, 1 thìa súp bột ngô, 2 thìa súp ngô xay, 1 thìa cà phê hành tỏi băm, 1thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa súp dầu ăn.
Cách làm:
Đậu rồng rửa sạch, thái khúc dài khoảng 5cm. Cá thu thái lát dày 2cm, ướp hạt nêm khoảng 15 phút. Trải lát cá thu trên mặt phẳng, rắc ít bột ngô, cho đậu rồng lên, cuộn lại dùng lá hẹ đã chần sơ qua nước nóng buộc lại. Trứng gà đánh tan. Nhúng cuộn cá qua trứng gà, rồi lăn qua bột rán xù rán vàng. Làm sốt: Phi thơm tỏi, cho ngô xay vào xào, cho nước dùng, đợi sôi cho trứng gà đã đánh tan, dùng đũa quấy đều tạo thành sợi. Cho đậu rồng cuộn ra đĩa, rưới sốt lên.
Đậu rồng sốt me cay
Nguyên liệu:
300g đậu rồng, 500g chả cá thái lát, 1/4 bát nước me dầm, 2 thìa súp tương xí muội, 1 thìa cà phê ởt, tỏi băm, 1 thìa cà phê thì là thái nhuyễn, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa súp dầu ăn.
Cách làm:
Cá thái lát tán nhuyễn với 1 thìa cà phê hạt nêm, cho thì là vào trộn đều, dùng tay thoa dầu, chia các viên cá đều nhau. Ấn dẹp viên cá thái lát cho đậu rồng bổ đôi theo chiều dọc vào giữa. Đem hấp chín hoặc rán giòn với bột rán tuỳ ý. Bắc chảo lên bếp, đợi dầu nóng cho tỏi, ớt vào, kế tiếp cho tương xí muội, nước me dầm, 1 thìa cà phê hạt nêm, nước mắm và đường vào, đun sôi khoảng 3 phút. Tắt lửa. Cho món ăn ra đĩa, trang trí với rau mùi và ớt, rưới sốt me lên, dùng nóng. 

Đậu rồng sốt mayonnaise-Đậu rồng sốt đậu phụ

Nguyên liệu:
500g đậu rồng, 200 đậu ngự, 100g đậu Hà Lan, 100g chả lụa, 100g xúc xích xông khói, 50g cà rốt, 50g củ dền, 1/2 bát sốt mayonnaise, 2 thìa cà phê rau mùi thái nhuyễn, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê đường, tiêu.
Cách làm:
Đậu rồng rửa sạch, hấp khoảng 5 phút, để nguội rồi thái quân cờ. Đậu ngự luộc chín, xả qua nước lạnh, bóc vỏ. Đậu Hà lân hấp khoảng 3 phút. Cà rốt, củ dền gọt vỏ, thái hạt lựu, đem chần qua nước sôi. Chả lụa thái hạt lựu. Sau đó trộn đều tất cả lên. Cho sốt mayonnaise vào bát trộn với hạt nêm, tiêu, rau mùi. Cho món ăn ra đĩa, xúc xích xông khói thái lát đặt xung quanh. Trang trí thêm rau quế. Dùng kèm với muối tiêu hoặc nước tương.
Đậu rồng sốt đậu phụ
Nguyên liệu:
500g đậu rồng, 1 miếng đậu phụ trắng, 200g thịt nạc dăm băm nhuyễn, 200g tôm sú, 1 quả ớt Đà lạt, 100g đậu Hà Lan, 1 bát nước dùng, 1 thìa cà phê bột năng hoặc bột sắn, 1 thìa cà phê hành, tỏi băm nhuyễn, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê dầu ăn.
Cách làm:
Đậu rồng hấp chín, thái làm đôi, 1/2 miếng đậu phụ thái khúc. Phi thơm hành tỏi, rồi cho thịt nạc đã ướp với hạt nêm, tôm hấp chín lột vỏ, bỏ đầu, ớt Đà Lạt thái hạt lựu, đậu Hà Lan đã chần sơ với nước sôi và 1/2 miếng đậu phụ băm nhuyễn vào đảo đều, cho bát nước dùng đã pha với bột sắn vào khuấy đều liên tục khoảng 3 phút, tắt lửa. Xếp đậu rồng, đậu phụ vào đĩa, rưới sốt lên.

Cá chiên xốt me

Nguyên liệu:
300g phi lê cá lóc, 50g cà bi, 4 củ hành tím, 3 cọng thìa là, 1/2 chén nước cốt me, 1 thìa cà phê gừng băm, 2 thìa cà phê ớt băm, 2 thìa súp đường, 2 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê tỏi băm, 2 cái bánh tráng mè còn sống, 2 khuôn hoa, dầu để chiên.
Cách làm:
Bánh tráng ngâm mềm, đặt khuôn hoa vào bánh in thành từng miếng nhỏ, dùng khuôn còn lại ép chặt, mang chiên giòn. Cá cắt khối 1,5x1,5cm, ướp ít hạt nêm, chiên giòn. Hành tím cắt lát mỏng. Phi thơm tỏi, cho nước cốt me, gừng, ớt băm vào nấu sôi, nêm hạt nêm, đường sao cho có vị chua cay mặn ngọt là được. Xếp cá, cà chua, lát hành vào khuôn hoa, khi dùng chan nước xốt me.